Lỗi cần tránh khi viết CV xin việc lập trình viên, nhân viên IT là gì?
Bài viết được đăng và tài trợ bởi Goodcv.vn
Một trong những phần đau đầu nhất đối với dân lập trình nói riêng và nhân viên IT nói chung là viết lại CV cho từng vị trí công việc muốn ứng tuyển trong quá trình tìm việc mới. Đây có lẽ là thử thách khó khăn với dân kỹ thuật nói chung, còn khó hơn việc viết báo cáo hay viết code. Vì lý do đó, trong bài viết này, GoodCV.vn sẽ hướng dẫn cách viết CV chuyên nghiệp, tổng hợp các lỗi viết CV thường gặp và các kỹ năng cần nhấn mạnh trong CV dành cho những bạn đang theo đuổi nghề lập trình.
Theo một khảo sát cho thấy, đa phần nhà tuyển dụng nhận được trung bình khoảng 250 CV ứng tuyển cho mỗi tin tuyển dụng trực tuyến. Điều này có nghĩa là chúng ta có dưới 3% cơ hội được gọi phỏng vấn, cơ hội trúng tuyển vào vị trí đó thậm chí còn có tỷ lệ thấp hơn. Vì thế, viết được một CV xin việc nổi bật hơn so với đối thủ của bạn là điều vô cùng quan trọng.
Mẫu CV chung cho lập trình viên
Trung bình nhà tuyển dụng lướt qua CV của lập trình viên trong vòng 1-2 phút và bắt đầu sàng lọc ứng viên đủ điều kiện phỏng vấn. CV xin việc với màu tối ở phần tiêu đề và cột nội dung nằm ở bên phải CV sẽ thu hút hơn một CV thông thường, đây cũng là một cách để bạn gây ấn tượng.
Nguyên tắc viết CV ứng tuyển chuyên nghiệp là dạng CV sử dụng trình tự thời gian, thứ tự kỹ năng hoặc kết hợp cả hai. Bạn nên cân nhắc những gì cần viết trước khi bắt đầu vì kỹ năng chuyên môn cần kết hợp với số liệu định tính, kỹ năng giao tiếp, thành tích đạt được hoặc trải nghiệm làm Freelancer để tách biệt mình khỏi xấp CV trước mắt nhà tuyển dụng. Khi họ nhìn vào CV của bạn, nó phải tái hiện được quá khứ, hiện tại và cả mục tiêu của bạn trong tương lai.
Các đề mục cần đưa vào CV bao gồm: Tóm tắt sự nghiệp, Kỹ năng, Chứng chỉ, Kinh nghiệm làm việc, Học vấn, Các chương trình phần mềm đã sử dụng (chẳng hạn như SAS Suite, Java, CSS…). Những đề mục này trong CV xin việc lập trình viên sẽ cấu thành nên một CV toàn diện và nhất quán trong suốt con đường sự nghiệp của bạn.
Dẫn link đến sản phẩm trước đây
Đây là cách để cho nhà tuyển dụng thấy tổ chức sẽ thu được giá trị gì nếu tuyển bạn vào vị trí lập trình. Sử dụng liên kết (link) để trình bày sản phẩm của bạn bằng cách chèn siêu liên kết (hyperlink) đến danh mục sản phẩm hay bài đăng trên blog vào CV ứng tuyển. Một số liên kết bạn có thể đưa vào khi tạo cv xin việc bao gồm Profile trên LinkedIn, link GitHub… Điều này giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm hồ sơ trực tuyến của bạn, từ đó đưa ra quyết định nhanh chóng khi chọn ứng viên cho buổi phỏng vấn.
Lỗi cần tránh khi viết CV
Nhà phát triển phần mềm có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cần viết CV theo trình tự thời gian, tức là kinh nghiệm làm việc gần nhất sẽ được đưa lên đầu trong phần Kinh nghiệm làm việc và bằng cấp cao nhất sẽ được đưa lên đầu trong phần Trình độ học vấn. Đây là cách viết CV hiệu quả cho lập trình viên và nhân viên IT làm việc theo hợp đồng. Bạn cần tránh chồng chéo kinh nghiệm làm việc nếu vừa làm việc chính thức ở một công ty vừa làm thêm bên ngoài.
Bắt đầu phần kinh nghiệm làm việc bằng công ty bạn đang làm việc hoặc làm việc gần đây nhất và kết thúc bằng công việc đầu tiên sau khi ra trường. Điều quan trọng là bạn cần đề cập đến “nhân viên chính thức” trong phần kinh nghiệm làm việc để tránh khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn không muốn làm việc ổn định.
Đối với lập trình viên trên 10 năm kinh nghiệm, việc trình bày tất cả công việc từ lúc mới vào nghề đến nay có vẻ dàn trải và dài dòng không cần thiết, bạn chỉ nên lựa chọn các vị trí trong vài năm trở lại đây hoặc vị trí có liên quan nhất đến vị trí ứng tuyển.
Một cách để tiến xa trong sự nghiệp là trình bày trung thực hiểu biết và kiến thức của mình trong CV ứng tuyển vị trí lập trình. Điều này bao gồm các chứng chỉ, khóa học trực tuyến đã tham gia hay số năm kinh nghiệm. Việc phóng đại các kỹ năng bạn sở hữu có thể giúp bạn nhận được công việc mới nhưng bạn sẽ không thể làm việc như nhà tuyển dụng mong đợi, kết quả là cả hai bên đều mệt mỏi và thất vọng.